Chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tránh những thiếu sót không đáng có mà còn giảm bớt những rắc rối khi hòa nhập vào một môi trường và văn hóa hoàn toàn mới. Với sự hỗ trợ từ trung tâm Navi, bạn sẽ được hướng dẫn cách sắp xếp hành trang một cách khoa học và hiệu quả, giúp bạn tự tin hơn trong hành trình chinh phục tri thức tại Đức. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Tài liệu và giấy tờ quan trọng
Luôn mang theo:
- Hộ chiếu: Đảm bảo còn hạn tối thiểu 6 tháng.
- Visa du học: Kiểm tra kỹ thông tin và ngày hiệu lực.
- Chứng minh nhân dân (CMND)/thẻ căn cước: Bản gốc
- Giấy khai sinh
- Giấy tờ bản gốc liên quan đến việc xin visa du học Đức như giấy báo nhập học, biên bản chứng minh tài chính, hợp đồng làm việc, chứng chỉ tiếng Đức,…
- Các loại bằng cấp cần thiết cho việc xin nhập học khác như chứng chỉ nghề sơ cấp, học bạ cấp 3, bằng tốt nghiệp THPT, giấy báo trúng tuyển đại học, bằng ĐH tại Việt Nam…
- Ảnh thẻ: Kích thước tiêu chuẩn 3.5×4.5cm (khoảng 10 ảnh) vì mới sang có thể các bạn sẽ phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ. Khi gia hạn những lần tiếp theo thì không được dùng ảnh cũ quá 6 tháng nên có thể chụp ở cây tự động tại Đức với giá khoảng 5 Euro/lần.
Scan tất cả giấy tờ và lưu bản sao trên điện thoại, email hoặc ổ lưu trữ đám mây để phòng trường hợp mất mát.
Tiền mặt và tài khoản ngân hàng
Sau khi sang Đức bạn cần thực hiện các thủ tục như đăng ký địa chỉ thường trú (Anmeldung) thì mới có thể mở tài khoản ngân hàng hoặc kích hoạt tài khoản chứng minh tài chính. Do không phải lúc nào cũng có sẵn lịch hẹn đi Anmeldung nên du học sinh sẽ mất khoảng 3 – 6 tuần để có thẻ ngân hàng.
Nên chuẩn bị tiền mặt loại tiền lẻ 5€, 10€, 20€ để mua vé tàu hay mua sắm các vật dụng cần thiết ban đầu. Nếu các bạn hết tiền lẻ thì cứ vào một siêu thị mua một cái gì đó thì sẽ đổi được tiền lẻ thôi.
Một lưu ý khi nhập cảnh vào Đức là nếu bạn cầm hơn 10.000 Euro tiền mặt thì sẽ phải khai báo với hải quan cũng như chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
Ở Đức, nhiều nơi vẫn dùng tiền mặt, đặc biệt là các cửa hàng nhỏ.
Quần áo và phụ kiện cá nhân
Tất cả vật dụng cá nhân cần thiết đều có thể dễ dàng mua được với giá cả phải chăng tại các chuỗi siêu thị tạp hoá ở Đức như Rossmann, DM, Budni…. nên chỉ cần mang theo những thứ cần thiết nhất để dùng trong những ngày đầu và tại sân bay. Mỹ phẩm và chăm sóc da thì bạn có thể mang phiên bản du lịch để dùng khi mới sang. Môi trường khí hậu ở Đức thiên khô nên bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ chu trình chăm sóc da của mình. Ngoài ra, những vật dụng khác cũng cần mang theo:
1. Ô là rất cần thiết;
2. Khăn mặt, khăn tắm, Bàn chải đánh răng + kem đánh răng (hành lý ký gửi)
3. Dầu gió mang theo 1 lọ cũng được
4. Kính cận cho những ai bị cận, nên mua 1 chiếc dự phòng, chi phí cho một việc mua kính khá cao ở Đức, dao động 150-1000 Eur/cặp nhưng lại ít lựa chọn về kiểu dáng và màu sắc.
5. Dép đi trong nhà dùng trong trường hợp ở kí túc xá có phòng tắm chung cần có dép riêng.
Đa số quần áo mang từ Việt Nam sang sử dụng ở Đức rất nhanh hỏng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì vào các mùa giảm giá lớn trong năm ở Đức bạn có thể mua được quần áo rất xịn với giá mềm ngang ngừa hay thậm chí rẻ hơn ở Việt Nam.
Nếu bạn sang vào mùa đông (nước Đức sẽ rất lạnh từ tháng 11 tới tháng 4) thì bạn cần phải mang áo ấm có thể chống nước và tuyết từ Việt Nam để giữ ấm cơ thể và chuẩn bị thêm 1 áo khoác mỏng để khoác vào mùa thu và mùa xuân. Cũng không thể thiếu mũ, găng tay, khăn cổ, tất cổ cao. Các bạn nếu mua giầy để đi mùa đông thì nên mua giầy chống được nước ví dụ giầy da, chứ giầy thể thao đi mùa đông vẫn khá lạnh.
Nếu bạn sang vào mùa hè thì cũng không cần quá nhiều quần áo, giầy dép mà để dành cân cho các thứ khác. Vì đồ bên Đức cũng có nhiều đồ tốt và rẻ ví dụ như ở H&M hay Sara hay nhiều siêu thị như Lidl, nên bạn hoàn toàn có thể mua nhiều đồ tốt, giá rẻ tại Đức thay vì phải mang từ Việt Nam sang. Đừng quên mang đủ đồ lót dùng cho 3 đến 4 tháng đầu nhé.
Những bạn có dáng người nhỏ người nên mua sẵn một số quần ở Việt Nam vì cỡ của người Đức khá to, bạn có thể mặc vừa áo nhưng với quần thì đôi khi không có cỡ cho người lớn phù hợp với bạn. Một trẻ em ở Đức đã có thể cao 1m6-1m65 nên nhiều người ở cao tầm đó chỉ vừa quần áo cho trẻ em.
Ở Đức, có thể mua đồ với giá hợp lý vào các dịp giảm giá.
Thuốc men và dụng cụ y tế
Bạn nên chuẩn bị trước các loại thuốc cơ bản như thuốc hạ sốt, nhức đầu, trị cảm cúm, giảm đau, thuốc đau bụng, dầu gió, men tiêu hóa và một số kháng sinh cần thiết tùy thể trạng từng người.
Ở Đức thường không bán thuốc kháng sinh liều cao nếu không có đơn của bác sĩ nên các bạn nhất thiết phải chuẩn bị trước. Số thuốc này chỉ nên vừa đủ cho thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để tránh hết hạn sử dụng.
Riêng thuốc lá thì mỗi người được phép mang vào Đức tối đa 1 cây thuốc và đóng gói trong hành lý ký gửi.
Trước khi đi bạn nên tìm hiểu kĩ về các loại thuốc hợp pháp để tránh việc vô tình vi phạm luật dẫn đến không được nhập cảnh.
Về cơ bản thì ở Việt Nam bạn hay phải dùng những loại thuốc gì thì nên mang theo, ví dụ thuốc đau bụng, tiêu chảy, dầu gió, cao,…
Có thể mang theo ít các loại băng, gạc, cồn sát trùng dùng để sơ cứu, sát trùng lúc cần thiết mà chưa thể ra ngoài mua được.
Đóng gói thuốc trong túi zip nhỏ, ghi chú rõ công dụng từng loại.
Đồ ăn và gia vị Việt Nam
Những ngày đầu bạn có thể chưa quen với ẩm thực ở Đức nên hãy chủ động mang theo một số đồ ăn cơ bàn như mì tôm hoặc đồ ăn vặt để chống đói.
Với đồ ăn khô của Việt Nam như mực khô, đồ khô một nắng, có thể mang theo nhưng chúng tôi khuyên bạn hạn chế, vì nhiều nước châu Âu rất kỹ tính trong việc mang những đồ liên quan tới thực phẩm vào châu Âu. Nếu bạn mang theo cần phải hút chân không trong túi trong suốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tuy nhiên thì đồ ăn Việt Nam ở Đức có giá khá cao, bạn nên mang theo một số loại gia vị cơ bản như:
1. Gia vị khô: Bột nêm, hạt tiêu, ớt khô, lá chanh, muối chấm.
2. Bánh kẹo truyền thống: Bánh tráng, bánh pía để làm quà hoặc dùng dần.
3. Nước mắm, mắm tôm: phải để trong hành lý ký gửi.
Kiểm tra quy định hải quan của Đức để tránh mang đồ cấm.
Đồ dùng học tập và các thiết bị điện tử
Đức là thiên đường của các hãng vật dụng học tập chất lượng và nổi tiếng nhưng giá thành khá cao nên nếu muốn tiết kiệm thì bạn nên chuẩn bị trước ở Việt Nam. Đừng nên mang quá nhiều đồ dùng học tập vì bạn sẽ dùng máy tính và tư liệu điện từ nhiều hơn là ghi chép thông thường. Bạn có thể chuẩn bị những đồ:
- Bút bi, bút chì, ngòi chì, tẩy, bút xoá, thước kẻ, tập vở
- Máy tính bỏ túi dùng cho các môn toán hoặc vật lý
- Điện thoại có thể dùng được sim quốc tế, cài bộ gõ tiếng Đức và kết nối được internet
- Laptop tốt, pin, sạc đầy đủ, cài bộ gõ tiếng Đức và cài sẵn các phần mềm văn phòng
- USB và sạc dự phòng nếu cần
- Ô cắm điện ở Đức khá giống Việt Nam với ở 2 chấu. Nếu bạn cần ở sạc 3 chấu hoặc ổ dẹt thì nên tự mang theo.
💡 Mẹo: Nếu thiết bị của bạn không tương thích với điện áp 220V, hãy chuẩn bị bộ đổi điện.
Lưu ý đồ không được mang lên máy bay
Có một số bạn lần đầu đi máy bay, đặc biệt là máy bay quốc tế sang một đất nước phát triển và luật pháp nghiêm như Đức thì cần phải biết những đồ đạc không được mang lên máy bay.
Có hai loại đồ: Đồ ký gửi và đồ xách tay lên máy bay. Ngoài quy định về cân thì có một số lưu ý sau cho các bạn.
- Không được mang quá nhiều chất lòng kể cả hành lý ký gửi. Thường các hãng có quy định về chất lòng mang theo, bạn nên đọc kỹ.
- Không mang quá nhiều món đồ gì đó mới vì rất có thể bị nghi ngờ là trốn thuế và mua sang để bán. Ví dụ 2 cây thuốc lá là có thể bị đánh thuế rồi, mà phát hiện ra thì phạt thuế nặng lắm. Thậm chí có những món đồ dùng cá nhân nhưng bạn mua với số lượng lớn thì cũng có thể bị cho là đi buôn và có tình trốn thuế.
- Hành lý xách tay không được mang: dao, kéo, đó nhọn có thể gây sát thương;
- Các loại chất lòng quá 100ml, kể cả vẫn đang đóng hộp. Giới hạn chất lòng có thể khác với một vài hãng bay, các bạn nên đọc kỹ.
- Các loại chất dễ gây cháy nổ như bật lửa ga, w
- Các chất gây mùi như đồ thức ăn khô như mực khô, cá khô, nước mắm.
Những đồ trên các bạn có thể bỏ vào hành lý ký gửi nếu không bị cấm. Hầu như dao, kéo, chất lỏng đều có thể cho vào hành lý ký gửi, trừ đó dễ cháy nổ.
Đóng đồ vali xách tay:
Hành lý xách tay hợp lệ là 1 balo hoặc vali xách tay có trọng lượng không quá 10kg với kích thước chiều dài x rộng x cao tiêu chuẩn không vượt quá 55 cm x 40 cm x 25 cm (thay đổi tuỳ theo quy định của hãng bay). Các bạn nữ sẽ được phép mang theo 1 túi xách cá nhân đề vừa dưới gầm ghế ngồi. Trong hành lý xách tay, bạn nên đề những đồ vật có giá trị, giấy tờ quan trọng cũng như những vật dụng cần lấy ra để kiểm tra an ninh.
Bạn chỉ được phép mang các loại chất lỏng có dung tích dưới 100 ml mỗi lọ và đề trong túi zip chống thấm nước. Tổng dung tích các lọ không quá 1000 ml. Laptop, các thiết bị điện từ có pin cũng phải để trong hành lý xách tay để dễ dàng kiểm tra an ninh. Nếu bạn mang theo các loại chất dễ gây cháy nổ như bật lửa ga, bình xịt nén, dao, kéo, đồ nhọn có thể gây sát thương thì sẽ bị nhân viên sân bay tịch thu tại chỗ.
Đóng đồ hành lý ký gửi
Giới hạn cân nặng và số lượng kiện hàng của mỗi hành khách sẽ khác nhau theo từng hãng bay và loại vẻ nhưng thường thì mỗi kiện hàng ký gửi không được phép vượt quá 30 kg. Một số hãng bay của Nga chỉ cho phép tối đa 23kg/ kiện hàng.
Với hành lý ký gửi, bạn được phép để đồ uống có cồn hoặc các sản phẩm dạng lỏng có dung tích trên 100 ml tùy quy định của mỗi hãng bay. Dao, kéo, đồ nhọn có thể gây sát thương cũng được phép mang trong hành lý ký gửi. Bạn không nên để các thiết bị điện tử có pin, sạc hoặc nam châm điện.
Khai báo thuế ở sân bay
Khai báo hải quan với đồ xa xỉ. Nước Đức và liên minh châu Âu quy định đó có giá trị từ 400 Euro trở lên được coi là đồ xa xỉ và phải khai báo khi nhập cảnh vào châu Âu để kiểm tra xem đó đó đã đăng ký thuế ở châu Âu chưa. . Nếu là đồ vật cá nhân và không có mục đích kinh doanh thì bạn nên tháo bỏ nhãn mác hay vỏ hộp đính kèm
Những đó hay bị soi là đó xa xỉ là: laptop, đặc biệt là macbook, gần như phát hiện là sẽ kiểm tra bắt kể là cũ hay mới và bạn mua bao nhiêu tiền hay được tặng. Họ không quan trọng vì sao bạn có nó, chỉ biết nó được mang từ nước khác vào châu Âu.
Ở cổng ra của sân bay sẽ có 2 cổng : 1 là dành cho những ai không cần khai báo thuế (Nothing to Claim) và 2 là dành cho những ai cần khai báo thuế với hàng xa xỉ hoặc hàng mua để sang bán (Tax claim). Bình thường bạn có thể đi qua cổng số 1, nhưng cũng có thể có người chặn lại và yêu cầu bạn cho kiểm tra hành lý.
Khi bị kiểm tra, hãy bình tĩnh và hợp tác vì đa phần là sẽ ổn, không có vấn đề gì và đây là quy trình bình thường. Nếu bạn có một món đó mà họ hỏi giá, hãy nói nó khoảng tầm 350 euro, vì như vậy không bị coi là hàng xa xỉ. Họ có thể yêu cầu xuất hoá đơn, thì hãy nói mua ở Việt Nam và không có hoá đơn hoặc quả tàng sinh nhật. Bạn cũng nên nói đây là đó dùng cho cá nhân.
Việc chuẩn bị hành lý kỹ càng không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng mà còn tạo tiền đề cho một khởi đầu suôn sẻ tại Đức. Hãy lập danh sách, kiểm tra thật kỹ trước khi lên đường để đảm bảo không bỏ sót bất cứ thứ gì quan trọng. Du học không chỉ là hành trình học tập, mà còn là cơ hội trải nghiệm và khám phá. Navi chúc bạn tận hưởng cuộc sống mới tại Đức, học tập thật tốt và gặt hái nhiều thành công! 🚀